Thống kê truy cập

  • Đang online:3

  • Trong ngày:38

  • Trong tháng:1504

  • Trong năm:1183337

Chi tiết tin tức

Cây leo tử thần biến ong bắp cày thành xác ướp

Ngày đăng: 27-08-2018 02:27:12 PM - Đã xem: 2366

Cây tơ xanh chuyên xâm nhập vào nơi ong bắp cày trú ngụ, hút kiệt dưỡng chất trong cơ thể ong và biến nó thành xác khô.

Những khối tròn bóng loáng, trơn nhẵn dính vào mặt dưới lá sồi chứa xác khô của một loài ong bắp cày, bị giết chết bởi thực vật ký sinh có tên gọi tơ xanh (Cassytha filiformis), theo Live Science. Khối tròn nhỏ xíu là biến dạng ở lá mang tên túi mật, các khối u phồng lên của mô lá và sự phát triển của chúng do loài côn trùng là ong bắp cày làm mật trên cây sồi gây ra.

Ong bắp cày ký sinh cất giữ trứng và bảo vệ con non bên trong túi mật. Nhờ đó, con non đang lớn sẽ an toàn cho tới khi cây tơ xanh xuất hiện và đột nhập vào nhà chúng, theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Current Biology hôm 20/8. Khi các nhà khoa học mở túi mật bị những dây leo mỏng manh màu cam giữ chặt, họ phát hiện xác ướp của ong bắp cày bên trong. Dây leo xâm nhập vào túi mật và hút kiệt chất dinh dưỡng của con côn trùng, biến nó thành xác khô.

Dù giới chuyên gia từng nghiên cứu riêng ong bắp cày làm mật trên cây sồi và cây tơ xanh trong hơn một thế kỷ, đây là nghiên cứu đầu tiên khám phá mối quan hệ chí mạng giữ hai loài. Trong nghiên cứu, nhóm tác giả kiểm tra 2.000 túi mật do loài ong bắp cày Belonocnema treatae tạo ra ở những rừng sồi trải rộng 1.609 km tại Florida. Trong số đó, 58% bị cây tơ xanh tấn công. Loài cây leo ký sinh này dường như chuộng túi mật lớn. Túi mật có đường kính nhỏ hơn 3,5 mm hiếm khi bị ký sinh.

“Chúng tôi nhận thấy cây tơ xanh tấn công túi mật hơi lớn hơn trung bình một chút. Điều đó có nghĩa cây leo chỉ tấn công túi mật lớn hoặc thôi thúc túi mật chúng tấn công phát triển lớn hơn, có lẽ để hút nhiều dưỡng chất hơn”, trưởng nhóm nghiên cứu Scott Egan, trợ lý giáo sư sinh học ở Đại học Rice, Houston, cho biết.

Cây tơ xanh xâm nhập qua vách ngoài của túi mật, sử dụng bộ phận mang tên giác mút hút chất dinh dưỡng từ bên trong. Nhóm nghiên cứu quan sát thấy dây leo quấ chặt nhiều vòng ngay bên dưới túi mật và đâm giác mút vào mô gốc.

Nhóm nghiên cứu cắt xẻ 51 túi mật ong bắp cày ký sinh và tìm thấy 23 túi mật có xác ướp ong bắp cày đã chết bên trong. Nghiên cứu cung cấp bằng chứng đầu tiên về một loài cây ký sinh tấn công cấu trúc do côn trùng tạo ra theo cách gây hại cho côn trùng.

Bạn có thể quan tâm

Băng keo

Màng pe

 

  • Hỗ trợ trực tuyến

    Hotline:Ms.Lan
    0918839569

    Tin tức nổi bật