Chia sẻ về thói quen dịch từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng Anh khi giao tiếp.
Ngày đăng: 12-01-2018 10:44:53 AM - Đã xem: 2551
Thầy giáo tiếng Anh Quang Nguyen chia sẻ về thói quen dịch từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng Anh khi giao tiếp.
Nên tập trung diễn đạt ý tưởng thay vì tìm từ có nghĩa y hệt trong tiếng mẹ đẻ giúp bạn giao tiếp trôi chảy hơn.
Con mình sang Mỹ được ba tháng, đã hoàn toàn giao tiếp được bằng tiếng Anh với các bạn người Mỹ, có thể làm quen bạn mới ở các khu vui chơi. Tiếng Anh của cháu đã khá hơn trước rất nhiều.
Khi nói về chuyện nhà cửa, cháu nói "so it's a house big". Mình cười, sửa cho cháu: "it's a big house", rồi quay sang nói với cô bên cạnh - "that's Vietnamese grammar(Đó là ngữ pháp Việt Nam)".
Những người mới học tiếng Anh thường gặp khó khăn khi giao tiếp do thói quen dịch từ tiếng mẹ đẻ.
Mình nhớ câu chuyện về đời kinh doanh của tỷ phú người Thái Lan,Vikrom. Có một đoạn ngắn viết về quá trình học tiếng Anh để xuất khẩu hàng ra nước ngoài. Ông nói, mới đầu, giao tiếp tiếng Anh không tốt, ông thường nghĩ bằng tiếng Thái rồi dịch ra tiếng Anh. Giống như nhiều học viên tiếng Anh, quá trình này gây ra nhiều phiền toái. Nhưng theo thời gian, khi giao tiếp nhiều, ông không dịch nữa, mà nghĩ bằng tiếng Anh luôn.
Trong phương pháp giảng dạy tiếng Anh ở Mỹ, sử dụng tiếng mẹ đẻ để dạy ngôn ngữ thứ hai (tiếng Anh) cũng là một phương pháp thường được sử dụng. Như vậy dịch cũng là một trong những cách thức để người học tiếp cận ngôn ngữ.
Việc dịch trong giao tiếp tiếng Anh rõ ràng là xu hướng cơ bản và khá quan trọng của người học ngôn ngữ thứ hai.Thông thường bắt nguồn ở giai đoạn đầu học, người học có xu hướng dựa vào ngôn ngữ mẹ đẻ khi ngôn ngữ thứ hai chưa hoàn thiện, ở cả từ vựng và ngữ pháp.
Về từ vựng, chẳng hạn khi muốn diễn đạt "Anh sẽ đón con ở trường " và không nghĩ ra chữ "đón" là gì trong tiếng Anh, vậy là bạn sẽ không nói được.
Sự thiếu từ vựng và ngữ pháp này, theo quan sát của mình với hai cháu đang hòa nhập ở Mỹ, dẫn tới "silent period" - giai đoạn trẻ không nói. Ở giai đoạn này, các cháu cố nghe để học cách nói đúng của người bản xứ và bắt chước theo, thường mất 3-4 tháng. Trẻ con khi học tiếng Anh ở nước bản xứ ít gặp hiện tượng dịch, có lẽ vì nó không hiệu quả trong giao tiếp, hoặc vì trẻ em không biết học theo cách của người lớn.
Tại Việt Nam, trong giao tiếp, người học xây dựng một câu gần hoàn chỉnh, tới khi gặp từ mới là "bí", như ví dụ "đón" ở trên. Nếu người nói ít nghe hoặc đọc, sự bí từ do dịch này sẽ trở thành rào cản lớn trong giao tiếp, điều này khá phổ biến tại Việt Nam.
Vậy làm sao để vượt qua được thói quen dịch? Cách tốt nhất là giao tiếp thật nhiều. Như đã nói ở trên, trình độ càng thấp thì xu hướng dịch càng tăng. Khi đã nghe và nói tiếng Anh tốt, ta sẽ giảm dịch sẽ dần dần.
Vậy nên, khi bạn giao tiếp đủ nhiều, từ vựng sẽ "tuôn trào" khi bạn cần đến nó. Đôi khi bạn sẽ mắc lỗi, nhưng nếu diễn đạt chính xác ý tưởng chứ không phải từ, bạn đã giao tiếp thành công và nhận ra mình không còn dịch nữa. Hãy áp dụng phương pháp này ngay nhé !
https://www.facebook.com/bangkeosieure (khuyến mãi hấp dẫn mỗi tuần)
Băng keo, băng keo giá rẻ, màng pe, màng pe giá rẻ,màng co, dây đai
Băng keo trong và đục 48x100y =7000đ/cuộn
Băng keo giấy 48x50y =11.900/cuộn
hotline:01993472957-0918839569
Các bài viết khác
- Các Mẹ nên làm giúp con cải thiện chiều cao (09.01.2018)
- Liệu ăn mì gói có ảnh hưởng đến sức khỏe ? (09.01.2018)
- Mua màng pe giá rẻ ở đâu tại tphcm? (03.01.2018)
- Băng dính bán theo Kg có rẻ như bạn nghĩ ? (02.01.2018)
- Những sản phẩm trong đời sống hay sử dụng màng PE (02.01.2018)