Thống kê truy cập

  • Đang online:18

  • Trong ngày:334

  • Trong tháng:7069

  • Trong năm:1133077

Chi tiết tin tức

Keo dán tường chống nứt và cách sử dụng

Ngày đăng: 22-07-2018 11:57:17 PM - Đã xem: 3445

Trong các công trình thi công nhà ở, căn hộ, khu chung cư hay xảy ra những vết nứt tường. Những vết nứt cạn, nhỏ, hình chân chim không liên tục thường chỉ nằm ở lớp vữa trát, không ăn sâu vào tường gạch thường do kỹ thuật tô tường.

 

Đối với những vết nứt sâu xuống lớp tường xây đòi hỏi phải xem xét kỹ. Nó có thể do kỹ thuật thi công (không đặt hay đặt không đủ thép râu neo vào tường), không xử lý hồ dầu và độ ẩm đúng, xây không đúng kỹ thuật, xây bằng những chất liệu kém chất lượng. Lúc này, bên cạnh việc cần thiết nhất là gọi thợ đến sửa thì bạn có thể ứng phó bằng keo dán tường chống nứt. Bài viết sau đây xin cung cấp cho bạn đọc hiểu rõ hơn về loại keo này.

 

Keo dán tường chống nứt là gì


Keo dán tường chống nứt là một loại keo dán tường hay bê tông, còn gọi là keo chống thấm ngoài trời, keo dán trám tường. Keo được làm từ chất liệu Polyether Silyl, Asphalt, mineral fiber, latex hoặc kết hợp Silicone và Polyurethane. Keo được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp xây dựng, có độ kết dính cực tốt cho bề mặt vật liệu mà không cần lớp sơn lót, giúp kết dính những mảng tường nứt một cách chắc chắn và hiệu quả.

 

Công dụng của keo dán tường chống nứt


Keo dán tường chống nứt thích hợp với các công trình cần tính chống thấm như mái nhà, máng thoát nước, vết nứt tường, lỗ hổng trên bề mặt tường kích thước nhỏ từ 3-7mm, sàn sân thượng, tường ngoài tầng hầm, nền nhà hay sàn nhà tắm, sàn sân vườn,… Ngoài ra, keo còn có công dụng xử lý chống dột cho mái tôn hoặc dùng để bôi lên vị trí tiếp giáp giữa tường mái tôn thay cho silicon do nó không bị bong như silicon, quét lên những mái tôn bị mục dẫn đến dột,…

 

Cách thi công keo dán tường chống nứt


Quy trình thi công keo dán tường chống nứt gồm các bước sau:

 

Bước 1. Chuẩn bị bề mặt cần dán keo:


Vệ sinh thật sạch sẽ bề mặt cần dán keo, nếu thi công ở nơi ẩm ướt thì phải đợi đếnlúc khô ráo hoàn toàn. Đảm bảo nơi thi công thông gió tốt để keo kịp khô.

 

Bước 2: Thi công: 

 

Chúng ta sẽ khuấy thật đều keo trước khi thi công. Đến khi keo hơi đặc có thể trộn thêm một lượng dung môi, dầu hôi hoặc xăng vừa đủ theo tỷ lệ 3 keo : 1 dung môi. Tiếp theo, bạn có thể dùng cọ hoặc dao trét (khuyến khích) bôi keo lên nơi cần dán. Độ phủ lý tưởng nhất là khoảng 1m2/lít keo tùy theo hiện trạng. Độ dày lớp dán tối thiểu là 0.1mm.

 

Tuy nhiên, keo dán tường chống nứt lại có nhược điểm là có mùi hăng, gây khó chịu, làm tăng nguy cơ nhiễm độc hô hấp khi hít phải thường xuyên, tính thẩm mỹ không cao. Do đó, thay vì dùng keo dán tường thì bạn có thể dùng xốp dán tường 3D vì loại vật liệu này (giá không cao hơn so với keo dán tường) có nhiều ưu điểm vượt trội như: không gây mùi khó chịu, chống thấm và chống ẩm tốt, tạo độ bền cho bức tường của công trình thi công và đặc biệt nhất là hoa văn rất sắc sảo với công nghệ 3D hiện đại.

 

Bạn có thể quan tâm

Băng keo

Màng pe

  • Hỗ trợ trực tuyến

    Hotline:Ms.Lan
    0918839569

    Tin tức nổi bật